Xử lý tín hiệu trong hoạt động khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?

Xử lý tín hiệu trong hoạt động khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?

Điều 13 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP (Có hiệu lực thi hành từ 05/11/2021) quy định về xử lý tín hiệu trong hoạt động khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ như sau:

1. Khi máy dò chỉ thị có tín hiệu, kỹ thuật viên phải dùng máy dò kiểm tra thành vệt chữ thập bên trên vị trí tín hiệu để xác định tâm tín hiệu.

2. Sử dụng dụng cụ cầm tay tiến hành đào, xử lý, xác định tín hiệu theo đúng kỹ thuật. Khi thấy tín hiệu thì dùng dao găm để bới đất xung quanh cho lộ hẳn vật gây tín hiệu, kiểm tra xác định vật gây tín hiệu, như sau:

a) Tín hiệu là BMVN: kiểm tra, xác định chủng loại, độ nằm sâu của BMVN; nếu là BMVN có khả năng xử lý tại chỗ an toàn thì xử lý, thu gom về nơi quy định. Trường hợp tín hiệu là BMVN không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu lại để hủy tại chỗ vào cuối buổi thi công (đối với các loại bom lớn phải có kế hoạch xử lý riêng); lưu lại tọa độ trên thiết bị GPS cầm tay; báo cáo Tổ trưởng lưu lại chi tiết và ghi tọa độ BMVN trong báo cáo kết quả KS hàng ngày và chuyển sang khảo sát tại ô tiếp theo;

b) Tín hiệu là mảnh vỡ của BMVN: kiểm tra, xác định chủng loại BMVN từ mảnh vỡ, độ lớn và độ nằm sâu của mảnh; kiểm tra hố đào bằng máy xem còn tín hiệu nào khác, nếu vẫn còn tín hiệu, tiếp tục đào kiểm tra theo đúng kỹ thuật để xác định tín hiệu; thu gom về vị trí cất giữ (nếu được); lưu lại tọa độ tín hiệu trên thiết bị GPS cầm tay; báo cáo Tổ trưởng lưu lại chi tiết và ghi tọa độ trong báo cáo kết quả khảo sát hàng ngày; tiếp tục khảo sát trong ô;

c) Tín hiệu là sắt, thép hoặc vật nhiễm từ: tiến hành thu gom về vị trí tập kết và dùng máy kiểm tra lại vị trí đó, nếu vẫn còn tín hiệu, tiếp tục đào kiểm tra, xử lý cho đến khi hết tín hiệu; lưu lại chi tiết tín hiệu trong báo cáo kết quả KS hàng ngày; tiếp tục KS trong ô cho tới khi thời gian quy định cho ô đó kết thúc hoặc tới khi tìm được BMVN trong ô; di chuyển tới ô tiếp theo;

d) Tín hiệu là các loại mìn: khi đào, kiểm tra phát hiện tín hiệu là mìn hoặc nghi ngờ là mìn, kỹ thuật viên phải báo ngay cho Tổ trưởng và thông báo cho các kỹ thuật viên khác đang làm việc trong cùng ô phải dừng di chuyển đợi hướng dẫn của Tổ trưởng. Sau khi nhận được báo cáo, Tổ trưởng tiến hành:

- Hướng dẫn các kỹ thuật viên trong ô khảo sát thận trọng rời vị trí thi công chuyển về vị trí an toàn;

- Kiểm tra đánh dấu vị trí mìn (không thu gom được) để tiến hành xử lý trong thời gian sớm nhất; lưu lại tọa độ trên thiết bị GPS cầm tay; lưu lại chi tiết và ghi tọa độ trong báo cáo kết quả khảo sát hàng ngày;

- Chuyển sang KS tại ô tiếp theo.

--------------------------

Lưu ý về quy ước viết tắt:

1. Bom mìn vật nổ: BMVN.

2. Điều tra: ĐT.

3. Khảo sát: KS.

4. Rà phá bom mìn vật nổ: RPBM.

5. Điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ: ĐT, KS, RPBM.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đăng Huy
519 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào