Bao nhiêu hội viên thì có thể thành lập Chi hội Nhà văn Việt Nam?
Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021) quy định như sau:
Chi hội là tổ chức cơ sở thuộc Hội không có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, do Ban Chấp hành Hội quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội và cấp ủy địa phương. Mỗi tỉnh, thành phố, cơ quan có từ 03 (ba) hội viên trở lên có thể thành lập Chi hội. Chi hội có nhiệm vụ như sau:
- Triển khai các kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Hội; tham gia các hoạt động văn học do địa phương tổ chức;
- Tham gia giới thiệu hội viên mới; giới thiệu nhân sự thuộc các lĩnh vực: đi thực tế, dự trại sáng tác, đối ngoại;
- Thu hội phí của hội viên trong Chi hội và được quyền sử dụng hội phí đó vào hoạt động của Chi hội theo Quy chế quản lý và sử dụng tài chính của Hội;
- Ban Chấp hành Chi hội do Đại hội Chi hội bầu. Nhiệm kỳ của Đại hội Chi hội là 05 (năm) năm. Số lượng Ban Chấp hành Chi hội do Đại hội Chi hội quyết định trên cơ sở số lượng hội viên. Trường hợp tổ chức Đại hội Chi hội giữa nhiệm kỳ phải được sự đồng ý của Ban Chấp hành Hội. Người đứng đầu Ban Chấp hành Chi hội là Chi hội trưởng.
Như vậy, đối với mỗi tỉnh có từ 03 (ba) hội viên trở lên có thể thành lập Chi hội và Chi hội có các nhiệm vụ cụ thể nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?