Báo cáo tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quy định thế nào?
Theo Điều 27 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về báo cáo tài chính và các báo cáo khác như sau:
1. Cuối kỳ kế toán (quý, năm) Công ty mẹ phải lập, trình bày và gửi các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê cho các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này.
2. Ngoài các báo cáo gửi theo quy định chung, Công ty mẹ còn phải lập và gửi Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện chủ sở hữu các báo cáo:
a) Trước ngày 10 của tháng kế tiếp; báo cáo tình hình thực hiện hàng tháng và dự kiến tháng kế tiếp về khai thác, tiêu thụ và thu nộp về dầu khí có chi tiết theo từng mỏ và từng loại thu.
b) Trước ngày 10 của tháng 01 và tháng 7 hàng năm, báo cáo định kỳ 6 tháng về tình hình cấp vốn và thực hiện đầu tư các dự án đầu tư từ Quỹ đầu tư phát triển và từ nguồn Nhà nước đầu tư lại từ tiền lãi dầu, khí của nước chủ nhà theo quy định tại Điều 19 Quy chế này.
c) Báo cáo tình hình thực hiện các dự án theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
d) Trước ngày 15 của tháng đầu quý, báo cáo số phát sinh đã nộp ngân sách nhà nước của quý trước về tiền lãi dầu khí nước chủ nhà được chia, hoa hồng dầu khí các loại, tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu khí.
đ) Báo cáo tình hình sử dụng, kế hoạch thu, chi và nhu cầu được sử dụng một phần từ số ngoại tệ phải nộp ngân sách nhà nước của Tập đoàn hàng năm và hàng quý gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; gồm:
- Báo cáo kế hoạch năm kế tiếp (kèm tài liệu thuyết minh) gửi trước ngày 15 tháng 12 năm báo cáo;
- Báo cáo tình hình thực hiện của quý và kế hoạch quý kế tiếp gửi chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối quý trước;
- Báo cáo về tình hình sử dụng số ngoại tệ để lại của năm thực hiện chậm nhất trước ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp.
3. Ngoài các báo cáo nêu trên, Công ty mẹ phải thực hiện lập, gửi các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của các bộ, ngành có liên quan và cơ quan quản lý nhà nước; trường hợp Công ty mẹ có khoản vay trong nước và vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, Công ty mẹ phải thực hiện lập và gửi báo cáo theo các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý nợ công.
4. Công ty mẹ chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm toán có thẩm quyền đối với công tác tài chính kế toán của Công ty mẹ theo quy định của pháp luật.
5. Công ty mẹ thực hiện việc công bố công khai tình hình tài chính của Công ty mẹ theo quy định và Hội đồng thành viên Công ty mẹ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các nội dung đã công bố.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?