Từ chối nhận di sản bằng miệng sẽ không có giá trị pháp lý?
Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về từ chối nhận di sản như sau:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Theo quy định thì việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, thực hiện trước thời điểm phân chia di sản và được gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Cho nên nếu không lập thành văn bản và tuân thủ quy định này thì việc từ chối nhận di sản sẽ không có giá trị.
Đối với văn bản từ chối này không yêu cầu phải công chứng, cho nên có thể không công chứng cũng có giá trị. Xem chi tiết tại: Văn bản từ chối nhận di sản có phải công chứng không?
Trân trọng!
Nguyễn Đăng Huy
- Thủ tục giảm tiền thuê đất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 năm 2022?
- Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Trong hoạt động cấp tín dụng, công tác quản lý rủi ro về môi trường được thực hiện dựa trên những loại thông tin nào?
- Lý do nào được xem là lý do chính đáng khi không có mặt đúng thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
- Vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được xác định dựa trên nguyên tắc nào?