Quy định về hạch toán nguồn thu xử lý tài sản của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam
Hạch toán nguồn thu xử lý tài sản của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
a) Đối với tài sản mua theo thỏa thuận (bao gồm tài sản nhận bù trừ nợ) và chỉ định:
- Số tiền thu được từ bán tài sản, cho thuê tài sản là doanh thu của Công ty.
- Giá trị tài sản góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh là khoản đầu tư của Công ty, được hạch toán theo quy định. Phân chênh lệch đánh giá lại giữa giá trị sổ sách và giá trị tài sản đưa đi góp vốn được xử lý theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Giá trị tài sản nhận bù trừ nợ không xác định là doanh thu, Công ty hạch toán tăng giá trị tài sản chờ xử lý tương ứng với giá trị khoản nợ bù trừ vào giá vốn mua nợ tại thời điểm nhận tài sản bù trừ nợ. Trường hợp giá trị khoản nợ bù trừ cao hơn giá vốn mua nợ đang theo dõi trên sổ sách thì giá trị tài sản chờ xử lý được hạch toán bằng số dư giá vốn mua nợ trên sổ sách.
- Căn cứ kết quả xử lý tài sản chờ xử lý, DATC thực hiện hạch toán tương tự như việc xử lý các tài sản mua theo thỏa thuận;
b) Đối với tài sản tiếp nhận từ các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu:
- Trường hợp bán hoặc tạm cho thuê trong thời gian chờ xử lý dưới các hình thức khác, toàn bộ số tiền thu (không bao gồm thuế GTGT theo quy định) được hạch toán nợ phải trả để xử lý phân chia theo quy định của Bộ Tài chính về việc bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Trường hợp xử lý tài sản tiếp nhận dưới các hình thức góp vốn, cho thuê, sử dụng vào kinh doanh:
+ Tài sản trước khi xử lý phải được xác định lại giá trị bởi các tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
+ Căn cứ giá trị thẩm định, DATC thanh toán tối đa 10% giá trị thẩm định cho doanh nghiệp giữ hộ tài sản (nếu có) tại thời điểm đưa tài sản vào khai thác.
+ DATC hạch toán tăng giá trị tài sản tương ứng với giá trị tài sản thẩm định lại, đồng thời hạch toán tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tương ứng với giá trị thẩm định lại sau khi trừ đi giá trị đã thanh toán cho doanh nghiệp giữ hộ tài sản (nếu có). Sau khi ghi nhận, tài sản thuộc sở hữu của DATC và được quản lý, sử dụng, khai thác theo quy định;
c) Tiền thu từ doanh nghiệp xử lý tài sản trước khi bàn giao và tiền thu hồi giá trị tài sản mất mát, thiếu hụt trong quá trình giữ hộ của doanh nghiệp được hạch toán nợ phải trả để xử lý phân chia theo quy định của Bộ Tài chính về việc bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?