Quy định về đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí VN

Tôi muốn hỏi: Đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí VN quy định thế nào? Xin cảm ơn.

Theo Điều 8 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP quy định về đầu tư, chuyển nhượng vốn ra ngoài Công ty mẹ, cụ thể:

1. Nguyên tắc đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ:

a) Công ty mẹ được phép sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của Công ty mẹ để đầu tư ra ngoài theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Việc đầu tư ra ngoài của Công ty mẹ phải tuân theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Công ty mẹ được Chính phủ phê duyệt; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty mẹ và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư;

c) Công ty mẹ không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với khoản vốn đã góp, đầu tư tại các lĩnh vực nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, Công ty mẹ có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại, thoái toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định;

d) Công ty mẹ không được góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Công ty mẹ;

đ) Công ty mẹ không được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh trừ các Hợp đồng tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí.

2. Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty mẹ:

a) Đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

b) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới, bao gồm việc góp vốn theo gọi vốn của người điều hành, pháp nhân điều hành dự án dầu khí;

c) Mua cổ phần tại các công ty cổ phần, mua phần vốn góp hoặc góp vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

d) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;

đ) Mua công trái, trái phiếu;

e) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

3. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra ngoài Công ty mẹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ của Công ty mẹ và pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Trường hợp dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức quy định đối với Hội đồng thành viên, dự án góp vốn liên doanh của doanh nghiệp với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hội đồng thành viên Công ty mẹ báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt chủ trương trước khi quyết định.

4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài công ty mẹ theo quy định. Trường hợp Công ty mẹ có hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài không đúng đối tượng nhưng không thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư như quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng thành viên Công ty mẹ theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ:

Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài Công ty mẹ (bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các quy định hiện hành của pháp luật và đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Phản ánh đầy đủ giá trị thực tế doanh nghiệp, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch;

- Việc xác định giá khởi điểm đối với phần vốn Công ty mẹ trước khi tổ chức bán đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh hoặc thỏa thuận được thực hiện thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá đảm bảo xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn Công ty mẹ tại doanh nghiệp bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị các quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng vốn.

6. Đối với việc sử dụng vốn, tài sản của Công ty mẹ để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan về đầu tư ra nước ngoài.

Trân trọng!

Đầu tư
Hỏi đáp mới nhất về Đầu tư
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 98/2023/QH15 danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố Hồ Chí Minh gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh thành Việt Nam thì tỉnh thành nào có tiềm năng đầu tư cao?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền quyết định đầu tư của công ty đầu tư vốn kinh doanh nhà nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành trung ương trong đầu tư công là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian quyết định và quyết định điều chỉnh chương trình, dự án trong đầu tư công là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian thẩm định chương trình, dự án trong đầu tư công là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án điều chỉnh trong đầu tư công bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty quản lý quỹ không tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối chương trình điều chỉnh trong đầu tư công được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm định chương trình đầu tư điều chỉnh trong đầu tư công gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đầu tư
Thư Viện Pháp Luật
503 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đầu tư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đầu tư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào