Hướng dẫn 01 người rút tố cáo trong trường hợp mà nhiều người cùng tố cáo
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định về rút tố cáo như sau:
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người rút tố cáo thì từng người rút tố cáo thực hiện việc rút tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp tất cả những người tố cáo rút tố cáo thì người đại diện thực hiện việc rút tố cáo bằng văn bản hoặc người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của những người tố cáo hoặc của người đại diện.
Cụ thể căn cứ vào nội dung sau:
- Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản, văn bản rút tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo; nội dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo.
- Trường hợp người tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp rút tố cáo thì người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
- Văn bản rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02, biên bản ghi nhận việc rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
- Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
- Từ 10/01/2025, có bắt buộc phải nộp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân khi đăng ký cư trú không?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp....?