Chỉ có cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong tổ chức tín dụng cổ phần?
Khoản 4 Điều 52 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về các loại cổ phần, cổ đông trong tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, theo đó:
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
Như vậy, không chỉ có cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết mà còn có tổ chức được Chính phủ ủy quyền cũng có thể nắm giữ cổ phần này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?