Không tốt nghiệp ngành luật có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay không?
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 61 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
- Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
- ...
- Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
Như vậy, người dân có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký đồng thời phải đảm bảo quy định tại Điểm c nêu trên. Mặc dù họ không tốt nghiệp ngành luật nhưng theo quan điểm của chúng tôi nếu có kiến thức pháp luật, hơn nữa có thể đưa ra những dẫn chứng để thuyết phục được cơ quan có thẩm quyền thì vẫn được thực hiện bảo vệ này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?