Muốn rút tố cáo, phải rút toàn bộ?
Căn cứ Điều 33 Luật Tố cáo 2018 quy định rút tố cáo như sau:
1. Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật này; trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật này. Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
Như vậy, bạn hoàn toàn được phép rút một phần tố cáo. Tuy nhiên nếu bạn thấy hành vi người kia vi phạm pháp luật hay có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc như trên thì vụ việc tố cáo vẫn phải được người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong trường hợp nào?
- Xây dựng một dự án chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã có lấy ý kiến của nhân dân không?
- Kỳ báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu là khi nào theo Thông tư 76/2024?
- Giờ làm việc ngân hàng Vietinbank 2024 như thế nào?
- Chi phí quản lý chung cư theo mô hình thu hộ chi hộ thì có cần phải đóng thuế GTGT không?