Bỏ sổ hộ khẩu giấy, làm sao xin được Phiếu lý lịch tư pháp?
Theo quy định tại Luật cư trú 2020, có thể hiểu đơn giản là không phải bỏ sổ hộ khẩu mà không thực hiện cấp sổ hộ khẩu giấy. Chuyển sang sổ điện tử được lưu trên Cơ sở dữ liệu về cư trú. Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Những sổ hộ khẩu đã bị thu hồi sẽ bị hủy bỏ hay sao?
Tại Quyết định 1050/QĐ-BTP năm 2021 quy định thành phần hồ sơ khi thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).
+ Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1[4] (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Như vậy, so với quy định trước đây thì khi thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp, anh không cần mang theo bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Mà chỉ cần chuẩn bị đủ giấy tờ quy định trên để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?