Xác lập giao dịch tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Điều 122 Bộ luật Dân sự quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
- Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy, một trong những điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực là người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự. Việc xác định năng lực hành vi dân sự của một người dựa vào quy định tại các Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Bộ luật Dân sự:
- Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp:
+ Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
- Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, một người có thể tham gia giao dịch khi có năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định nêu trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tại thời điểm xác lập giao dịch, vì lý do nào đó mà một người có thể tạm thời mất khả năng nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình. Việc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình có thể do nhiều nguyên nhân, chủ quan hoặc khách quan, có thể do tác động của chất kích thích (ví dụ: uống quá nhiều rượu dẫn đến say xỉn, không nhận thức được), do thuốc mê hoặc do thần kinh không ổn định... Trong trường hợp này, nếu chứng minh được tại thời điểm giao kết hợp đồng, người đó rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì người đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự mà mình đã xác lập là vô hiệu (quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự như bạn đã nêu) (có thể cần tới kết luận giám định của tổ chức chuyên môn có thẩm quyền theo quy định của pháp luật).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?