Pháp nhân thương mại không chấp hành bản án bị cưỡng chế thi hành thì sẽ phải chịu những chi phí cưỡng chế nào?
Khoản 2 Điều 44 Nghị định 44/2020/NĐ-CP có quy định: Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế. Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương.
Chi phí cưỡng chế bao gồm:
- Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;
- Chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
- Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;
- Chi phí chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế;
- Chi phí thực hiện biện pháp tư pháp;
- Chi phí thực tế khác (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định thì pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế, trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.
Tùy trường hợp cụ thể, pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế khác nhau. Những chi phí thực tế phát sinh khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, pháp nhân thương mại phải chịu mọi chi phí.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?