Gây rối trật tự phiên tòa có bị xử phạt hay không?
Theo tình huống bạn cung cấp thì đối với trường hợp gây rối trật tự phiên tòa có thể bị xử lý như sau:
1. Bị xử phạt vi phạm hành chính: Theo điểm d Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: Gây rối trật tự phiên tòa.
2. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:
“Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp
1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;
b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.”
Như vậy, hành vi gây rối trật tự phiên tòa tùy theo mức độ và tính chất sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định trên.
Trân trọng!
Lê Bảo Y
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?