Trách nhiệm Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố khi Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay?
Căn cứ Khoản 4 Điều 26 Thông tư 08/2021/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 27/10/2021) quy định về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước như sau:
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
- Có ý kiến về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này;
- Căn cứ Quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, hạch toán chuyển khoản cho vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thành khoản cho vay đặc biệt;
- Thực hiện ký hợp đồng cho vay đặc biệt theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, giải ngân, gia hạn, thu nợ cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Đầu mối thực hiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12 Thông tư này đối với khoản cho vay đặc biệt đang hạch toán tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố;
- Phối hợp với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện quy định tại điểm d khoản 3 Điều này; thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về việc đã hoàn thành nhận thế chấp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ do bên đi vay bổ sung (trừ trường hợp khoản cho vay đặc biệt đang hạch toán tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố mà bên đi vay không thay thế tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá); thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng về việc trích tài khoản của tổ chức tín dụng để thu hồi nợ và thực hiện các quy định tại điểm a, b, đ, e khoản 5, khoản 6 Điều 15 Thông tư này đối với khoản cho vay đặc biệt đang được hạch toán tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố;
- Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 Thông tư này;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có dư nợ hoặc phát sinh thay đổi về khoản cho vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, có báo cáo theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ;
- Giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
- Trường hợp nhận được thông báo từ cơ quan có thẩm quyền, Ban kiểm soát đặc biệt hoặc qua công tác thanh tra, giám sát phát hiện tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản thông báo vi phạm gửi bên đi vay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, đồng thời gửi Ban kiểm soát đặc biệt, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ; văn bản thông báo vi phạm tối thiểu có nội dung về việc vi phạm sử dụng vốn không đúng mục đích của tổ chức tín dụng;
- Thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về việc đã thu hồi hết nợ gốc, lãi của khoản cho vay đặc biệt;
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?