Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm, giải ngân cho vay đặc biệt cho tổ chức tín dụng?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 08/2021/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 27/10/2021) quy định ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm, giải ngân cho vay đặc biệt cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
1. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này:
a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, căn cứ văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ký hợp đồng cho vay đặc biệt, trong đó có nội dung về nhận tài sản bảo đảm (nếu có);
b) Trường hợp khoản cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán, cầm cố, phong tỏa tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm đính kèm hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký và thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về việc đã hoàn thành việc hạch toán, cầm cố, phong tỏa các giấy tờ có giá này.
2. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này:
a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, căn cứ văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ký hợp đồng cho vay đặc biệt;
b) Sau khi ký hợp đồng cho vay đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm theo Danh mục tài sản bảo đảm đính kèm hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký.
3. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này:
Trên cơ sở phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác ký hợp đồng cho vay đặc biệt và thực hiện nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm (nếu có).
4. Giải ngân cho vay đặc biệt đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại khoản 1, điểm b, c khoản 2, điểm b, c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này:
a) Khi có nhu cầu được giải ngân vốn vay đặc biệt, bên đi vay gửi văn bản đề nghị giải ngân vốn vay đặc biệt (sau đây gọi là văn bản đề nghị giải ngân) đến Ban kiểm soát đặc biệt, trong đó nêu rõ số tiền, thời điểm, lý do đề nghị giải ngân;
b) Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay đặc biệt của bên đi vay, Ban kiểm soát đặc biệt xem xét, có ý kiến đối với văn bản đề nghị giải ngân của bên đi vay. Trường hợp đồng ý, Ban kiểm soát đặc biệt có văn bản nêu rõ số tiền, thời điểm giải ngân kèm theo văn bản đề nghị giải ngân quy định tại điểm a Khoản này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác;
c) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác giải ngân cho vay đặc biệt trên cơ sở hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký, văn bản đề nghị giải ngân của bên đi vay và văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a, b Khoản này;
d) Bên cho vay chỉ giải ngân cho vay đặc biệt sau khi đã hoàn thành thủ tục nhận tài sản bảo đảm (nếu có).
5. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư này, việc ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận tài sản bảo đảm (nếu có), giải ngân cho vay đặc biệt thực hiện theo quy định nội bộ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tổ chức tín dụng khác và thỏa thuận với bên đi vay.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?