Đánh giá và tính điểm học phần trong đào tạo trình độ đại học được quy định như thế nào?

Đánh giá và tính điểm học phần trong đào tạo trình độ đại học được quy định như thế nào? Nhờ tư vấn.

Căn cứ Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về đánh giá và tính điểm học phần như sau:

1. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần; riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

a) Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

b) Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

c) Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

2. Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

3. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ như dưới đây, trừ các trường hợp được quy định tại điểm d khoản này.

a) Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0;

B: từ 7,0 đến 8,4;

C: từ 5,5 đến 6,9;

D: từ 4,0 đến 5,4.

b) Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập:

P: từ 5,0 trở lên.

c) Loại không đạt:

F: dưới 4,0.

d) Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

4. Học lại, thi và học cải thiện điểm:

a) Sinh viên có điểm học phần không đạt phải đăng ký học lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Quy chế này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này; điểm lần học cuối là điểm chính thức của học phần;

b) Sinh viên đã có điểm học phần đạt được đăng ký học lại để cải thiện điểm theo quy định của cơ sở đào tạo.

5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:

a) Việc tổ chức đánh giá quá trình học tập, trải nghiệm của sinh viên, bao gồm cả các hoạt động thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, trình bày báo cáo như một thành phần của học phần;

b) Việc tổ chức thi, kiểm tra, bao gồm quy định về thời gian ôn thi và thời gian thi, việc làm đề thi, coi thi, chấm thi, phúc tra (nếu có), bảo quản bài thi, việc hoãn thi và miễn thi;

c) Việc tổ chức đánh giá các học phần, đồ án, khóa luận, thực hành và thực tập và các học phần đặc thù khác;

d) Việc có yêu cầu ngưỡng điểm đạt phải cao hơn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; việc áp dụng nhiều mức điểm chữ xếp loại hơn quy định tại khoản 3 Điều này;

đ) Việc cho phép thi lại, đánh giá lại một điểm thành phần để cải thiện điểm học phần từ không đạt thành đạt; trong trường hợp này, điểm học phần sau khi thi lại, đánh giá lại chỉ được giới hạn ở mức điểm D hoặc điểm C;

e) Việc cho phép học lại để cải thiện điểm và quy tắc tính điểm chính thức của học phần trong trường hợp điểm học lần sau thấp hơn.

6. Quy định của cơ sở đào tạo về đánh giá và tính điểm học phần phải phù hợp các nguyên tắc và yêu cầu như sau:

a) Nghiêm túc, khách quan, tin cậy và trung thực;

b) Công bằng đối với tất cả sinh viên trong lớp, giữa các lớp, các khoá học và các hình thức đào tạo.

Trân trọng!

Đào tạo giáo dục đại học
Hỏi đáp mới nhất về Đào tạo giáo dục đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ robot bắt buộc phải có các môn giáo dục đại cương nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ tín chỉ là gì? 1 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo trình biên soạn đại học phải đảm bảo những yêu cầu gì? Thành viên hội đồng thẩm định bản thảo giáo trình đã tổ chức biên soạn phải có trình độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo đại học là bao lâu? Điều kiện để sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trình độ đại học việc đào tạo tối đa là 05 năm?
Hỏi đáp pháp luật
Trẻ em 10 tuổi được học đại học không?
Hỏi đáp pháp luật
Học đại học theo tín chỉ thì thu học phí như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Học đại học văn bằng 2 có phải học môn quôc phòng an ninh?
Hỏi đáp pháp luật
Học cùng lúc hai chương trình trong đào tạo trình độ đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được đăng ký thi cùng lúc học viện cảnh sát và đại học cảnh sát hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đào tạo giáo dục đại học
Nguyễn Đăng Huy
359 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đào tạo giáo dục đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo giáo dục đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào