Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NH Phát triển được quy định như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:
Ngân hàng Phát triển tính vào chi phí hoạt động hằng năm để trích lập dự phòng rủi ro đối với tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; nợ vay bắt buộc bảo lãnh và các khoản nợ vay khác mà Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng. Việc trích lập như sau:
1. Đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, nợ vay bắt buộc bảo lãnh (sau đây gọi tắt là dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh): Hằng năm, Ngân hàng Phát triển căn cứ chênh lệch thu chi tài chính để quyết định mức trích lập nhưng tối thiểu bằng 0,75% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro không vượt quá tổng mức phải trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
2. Đối với dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác:
a) Đối với các khoản cho vay từ nguồn cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ:
Đối với các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển được ký kết kể từ ngày Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 97/2018/NĐ-CP), Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Đối với các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển được ký kết trước ngày Nghị định số 97/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài ký với Bộ Tài chính. Trường hợp Hợp đồng ủy quyền cho vay lại không quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro thì Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với các khoản cho vay khác còn lại Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng: Hằng năm, Ngân hàng Phát triển dùng chênh lệch dương giữa thu lãi cho vay với chi phí huy động vốn của toàn bộ các hoạt động cho vay này để trích lập dự phòng rủi ro và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác không vượt quá mức phải trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
3. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện hằng quý. Riêng đối với kỳ kế toán năm, trích vào thời điểm quyết toán căn cứ vào kết quả phân loại nợ tại thời điểm 30 tháng 11 của năm kế toán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?