Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Hiện nay theo quy định của Luật thương mại 2005 có 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại gồm: hòa giải, thương lượng, trọng tài và toàn án.
Với hòa giải đây là hình thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn nhất, ít tốn kém nhất và đảm bảo được bí mật kinh doanh do hình thức này do hai bên tranh chấp tự gặp gỡ nhau để dàn xếp, xử lý tranh chấp trên tinh thần tự nguyện, và ý thức hợp tác cao của hai bên.
Với thương lương, đây là hình thức giải quyết có sự tham gia của bên thứ 3. Người này sẽ đứng ra giúp hai bên gặp gỡ, đưa ra những phân tích đánh giá về tranh chấp để hai bên có thể tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên có thể bí mật kinh doanh sẽ bị người thứ ba biết. Đây cũng là hình thức giải quyết khá nhanh gọn.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ được thực hiện khi các bên tranh chấp đã có thỏa thuận chọn hình thức này trước đó và được giải quyết công khai theo quy định của Luật trọng tài. Quyết định của trọng tài có tính chung thẩm, và được thực hiện dựa trên tinh thần tự giác của các bên.
Tòa án là phương thức giải quyết tranh phức tạp nhất, tốn kém nhất và dễ ảnh hưởng đến uy tín của hai bên. Nếu đã có thỏa thuận trọng tài trước đó mà thỏa thuận không bị vô hiệu thì không được chọn phương thức trọng tài.
Như vậy hòa giải là phương thức nên chọn nếu không có thỏa thuận trọng tài trước đó.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?