Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế theo quy định mới

Liên quan đến bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế thì nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế theo quy định mới được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 65/2021/NĐ-CP quy định về nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế như sau:

1. Chi cho việc nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế gồm:

a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến điều ước quốc tế;

b) Tổ chức họp, hội nghị, hội thảo chuyên đề, lấy ý kiến chuyên gia;

c) Khảo sát thực tiễn trong nước và quốc tế; đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; rà soát, so sánh điều ước quốc tế với pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên;

d) Xây dựng dự thảo điều ước quốc tế, dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung;

đ) Nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán; xây dựng hồ sơ đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, rút bảo lưu, rút phản đối bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế;

e) Xây dựng tuyên bố, bảo lưu khi gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên;

g) Tổ chức dịch thuật điều ước quốc tế và các tài liệu có liên quan.

2. Chi cho việc góp ý đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế gồm:

a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến điều ước quốc tế;

b) Rà soát mức độ phù hợp của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan;

c) Nghiên cứu kinh nghiệm và pháp luật trong nước và quốc tế liên quan;

d) Tổ chức họp, lấy ý kiến chuyên gia;

đ) Dịch tài liệu có liên quan;

e) Xây dựng văn bản góp ý.

3. Chi cho việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế, gồm:

a) Tổ chức đón đoàn đàm phán của nước ngoài;

b) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế ở trong nước hoặc ở nước ngoài;

c) Tổ chức họp chuẩn bị đàm phán, xây dựng biên bản đàm phán;

d) Tổ chức rà soát văn bản điều ước quốc tế được ký trong chuyến thăm của đoàn lãnh đạo cấp cao nước ngoài tại Việt Nam hoặc chuyến thăm của đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại nước ngoài;

đ) Dịch tài liệu có liên quan.

4. Chi cho việc kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ Tư pháp đối với đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế, gồm:

a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến điều ước quốc tế;

b) Báo cáo đánh giá độc lập về sự phù hợp của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, sự tương thích của điều ước với các điều ước quốc tế liên quan được cơ quan có thẩm quyền giao;

c) Xây dựng báo cáo kiểm tra, báo cáo thẩm định;

d) Dịch tài liệu có liên quan;

đ) Tổ chức họp, lấy ý kiến chuyên gia;

e) Thành lập Hội đồng kiểm tra, Hội đồng thẩm định trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều 20 Luật Điều ước quốc tế.

5. Chi cho việc thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ đối với đề xuất đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế gồm:

a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp đến điều ước quốc tế;

b) Tổ chức họp lấy ý kiến;

c) Thành lập Hội đồng thẩm tra trong trường hợp điều ước quốc tế có nội dung quan trọng, phức tạp;

d) Biên soạn báo cáo thẩm tra.

6. Chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế, gồm:

a) Lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên;

b) Lưu trữ điều ước quốc tế; văn bản quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế; văn bản thông báo đối ngoại, văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế; giấy ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế; giấy ủy nhiệm tham dự hội nghị quốc tế và các văn kiện khác có liên quan;

c) Sao lục điều ước quốc tế;

d) Đăng tải điều ước quốc tế trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan đề xuất và của Bộ Ngoại giao;

đ) Cấp bản sao điều ước quốc tế;

e) Xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của Việt Nam đặt tại Bộ Ngoại giao.

7. Chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, gồm:

a) Mua, thu thập tài liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế;

b) Xây dựng kế hoạch, đề án thực hiện điều ước quốc tế;

c) Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế;

d) Dịch tài liệu phục vụ trực tiếp việc thực hiện điều ước quốc tế;

đ) Đóng góp tài chính hoặc niên liễm cho tổ chức quốc tế được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

e) Tổ chức đối thoại, hội nghị ở Việt Nam hoặc tham dự hội nghị ở nước ngoài về việc thực hiện điều ước quốc tế;

g) Triển khai các nhiệm vụ của cơ quan trung ương theo điều ước quốc tế, cơ quan đầu mối theo dõi thi hành điều ước quốc tế theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

h) Xây dựng, dịch thuật báo cáo quốc gia về việc thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia về báo cáo quốc gia, phương án đánh giá chéo báo cáo quốc gia của nước khác theo quy định của điều ước quốc tế; tổ chức đoàn công tác để trình bày và bảo vệ báo cáo quốc gia, đánh giá chéo báo cáo quốc gia của nước khác theo quy định của điều ước quốc tế; xây dựng các báo cáo chuyên đề và tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, cơ quan có thẩm quyền đối với việc thực thi điều ước quốc tế.

8. Chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, gồm:

a) Xây dựng báo cáo theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giám sát;

b) Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế;

c) Biên soạn báo cáo, tổ chức các cuộc họp đánh giá báo cáo kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

9. Chi cho công tác cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ, gồm:

a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp;

b) Dịch tài liệu liên quan phục vụ việc cấp ý kiến pháp lý;

c) Xây dựng dự thảo ý kiến pháp lý;

d) Tổ chức họp lấy ý kiến về các nội dung liên quan phục vụ cấp ý kiến pháp lý.

10. Chi cho công tác thống kê, rà soát điều ước quốc tế gồm:

a) Mua, thu thập tài liệu liên quan trực tiếp;

b) Dịch tài liệu liên quan phục vụ cho việc thống kê, rà soát;

c) Tổ chức đoàn công tác để rà soát danh mục, bản chính, hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký kết.

11. Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

388 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào