Chủ nhãn hiệu phải làm gì để bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký ?
- Để bảo vệ nhãn hiệu đã đăng ký của mình, chủ sở hữu có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm (ví dụ: công nghệ chống làm hàng giả mạo nhãn hiệu) và cần có biện pháp theo dõi để phát hiện và ngăn chặn tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu đã đăng ký của mình.
- Trong trường hợp nhãn hiệu bị xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý hành vi xâm phạm như buộc chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Chủ sở hữu có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Chủ sở hữu có nghĩa vụ cung cấp thông tin, chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền cho các cơ quan bảo vệ pháp luật khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?