Quy định về "Cộng gộp" ở Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len?

Theo quy định liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa thì việc "Cộng gộp" ở Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BCT (Có hiệu lực từ 27/06/2021) quy định về "Cộng gộp" trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len như sau:

1. Hàng hóa được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên xuất khẩu khi được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ tại Nước thành viên khác hoặc tại EU với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại Nước thành viên xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, xuất xứ nguyên liệu được xác định theo quy tắc xuất xứ của Hiệp định này.

3. Không xét đến quy định tại Điều 5 Thông tư này, công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại EU được coi như được thực hiện tại Vương quốc Anh khi hàng hóa thu được ở EU trải qua các công đoạn gia công, chế biến tiếp theo tại Vương quốc Anh, với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại Vương quốc Anh vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản quy định tại Điều 10 Thông tư này.

4. Theo quy định tại khoản 1 Điều này, xuất xứ nguyên liệu xuất khẩu từ EU sang một Nước thành viên để sử dụng trong quá trình gia công hoặc sản xuất tiếp theo cần được chứng minh bằng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa như đối với nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Nước thành viên đó.

5. Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ liên quan đến EU theo quy định tại Điều này chỉ được áp dụng khi EU có nguyên liệu tham gia cộng gộp xuất xứ và Nước thành viên sử dụng cộng gộp xuất xứ có thỏa thuận về hợp tác hành chính để đảm bảo thực hiện Điều này.

6. Nguyên liệu liệt kê tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này có xuất xứ từ một nước ASEAN đã ký hiệp định thương mại với Vương quốc Anh phù hợp với quy định tại Điều XXIV của GATT 1994, được coi như nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam khi tham gia vào quá trình gia công hoặc sản xuất sản phẩm liệt kê tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Theo quy định tại khoản 6 Điều này, xuất xứ nguyên liệu được xác định phù hợp với quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ các hiệp định thương mại của Vương quốc Anh với các nước ASEAN đó.

8. Theo quy định tại khoản 6 Điều này, xuất xứ nguyên liệu xuất khẩu từ một nước ASEAN sang Việt Nam để sử dụng trong quá trình gia công hoặc sản xuất tiếp theo được thể hiện trên chứng từ chứng nhận xuất xứ như đối với các nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Vương quốc Anh.

9. Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ quy định từ khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này chỉ được áp dụng khi:

a) Các nước ASEAN có nguyên liệu tham gia cộng gộp xuất xứ, cam kết tuân thủ quy định trong UKVFTA và hợp tác hành chính giữa các nước với Vương quốc Anh để đảm bảo việc thực hiện UKVFTA.

b) Việc cam kết thực hiện điểm a khoản này đã được thông báo cho Vương quốc Anh.

c) Mức thuế ưu đãi Vương quốc Anh đang áp dụng cho sản phẩm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này cao hơn hoặc bằng mức thuế ưu đãi dành cho các nước tham gia cộng gộp xuất xứ.

10. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phát hành để thực hiện khoản 6 Điều này cần ghi rõ: “Application of Article 3(6) of the Protocol 1 to the Viet Nam - UK FTA”.

11. Vải có xuất xứ Đại Hàn Dân Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam khi sử dụng làm nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất tại Việt Nam cho các sản phẩm liệt kê tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này với điều kiện vải nguyên liệu đó trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến tại Việt Nam vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

12. Theo quy định tại khoản 11 Điều này, xuất xứ của vải nguyên liệu được xác định theo quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len và Đại Hàn Dân Quốc, ký tại Luân-đôn ngày 22 tháng 8 năm 2019, trừ quy tắc quy định tại Phụ lục II (a) Nghị định thư về quy tắc xuất xứ đính kèm Hiệp định đó.

13. Theo quy định tại khoản 11 Điều này, xuất xứ của vải nguyên liệu xuất khẩu từ Đại Hàn Dân Quốc sang Việt Nam để sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc gia công tiếp theo được thể hiện trên chứng từ chứng nhận xuất xứ như đối với vải nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Vương quốc Anh.

14. Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ quy định tại khoản 11, khoản 12 và khoản 13 Điều này được áp dụng với điều kiện Đại Hàn Dân Quốc và Việt Nam cùng thực hiện và thông báo tới Vương quốc Anh việc tuân thủ quy tắc cộng gộp xuất xứ và hợp tác hành chính để đảm bảo việc thực hiện UKVFTA.

15. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phát hành để thực hiện khoản 7 Điều này cần ghi rõ: “Application of Article 3(11) of Protocol 1 to the Viet Nam - UK FTA”.

16. Nguyên tắc cộng gộp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ nước không phải thành viên UKVFTA quy định tại Điều này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

519 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào