Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

Cho hỏi việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định thế nào?

Điều 51 Nghị định 156/2020/NĐ-CP có quy định về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán như sau:

1. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin, cá nhân, tổ chức vi phạm phải công bố về việc huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty. Cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con về thông tin huỷ bỏ và thông tin được cải chính.

2. Thời hạn thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm là tối đa 60 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.

3. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này là tối đa 30 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có hiệu lực thi hành, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 9 Điều 8; điểm c khoản 9 Điều 8 trong trường hợp buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất; các điểm a và b khoản 5 Điều 9, các điểm a, b và c khoản 8 Điều 10, các điểm b và c khoản 6 Điều 12, điểm d khoản 6 Điều 17, điểm a khoản 7 Điều 18, khoản 8 Điều 26, khoản 7 Điều 27, điểm b khoản 8 Điều 32, điểm b khoản 6 Điều 34, khoản 7 Điều 39, điểm a khoản 6 Điều 40, khoản 4 Điều 44, khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Nghị định này.

4. Việc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) và tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc quy định tại các điểm a, đ, e khoản 9 Điều 8, các điểm a, b khoản 5 Điều 9, điểm a khoản 8 Điều 10, các điểm b, c khoản 6 Điều 12 Nghị định này được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi văn bản thông báo cho nhà đầu tư đồng thời công bố trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty về việc hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà cá nhân, tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc. Khoản tiền lãi của tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả cho nhà đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư nộp tiền đến ngày cá nhân, tổ chức vi phạm trả lại tiền cho nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư đã chuyển nhượng chứng khoán mua trong đợt chào bán nêu trên một cách hợp lệ, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm xác định các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng trước thời điểm thông báo hoàn trả tiền và số lượng chứng khoán hiện đang nắm giữ để thông báo cho nhà đầu tư đó được biết;

b) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thực hiện việc hoàn trả tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cho nhà đầu tư, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.

5. Biện pháp buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này được thực hiện như sau:

a) Trường hợp bị áp dụng biện pháp buộc hoàn trả tiền cho khách hàng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này, tổ chức, cá nhân vi phạm phải hoàn trả cho khách hàng toàn bộ số tiền trên tài khoản của khách hàng bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản của khách hàng tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực. Khoản tiền lãi mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải trả cho khách hàng được tính từ ngày tiền trên tài khoản của khách hàng bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật đến ngày tổ chức, cá nhân vi phạm trả lại tiền cho khách hàng;

b) Trường hợp bị áp dụng biện pháp buộc hoàn trả chứng khoán cho khách hàng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này, tổ chức, cá nhân vi phạm phải hoàn trả cho khách hàng số chứng khoán đã bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật cộng thêm số chứng khoán, số tiền phát sinh từ số chứng khoán đã bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật (nếu có) trong thời gian lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật.

Trân trọng!

Biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp khắc phục là gì? Có những biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, văn hóa, du lịch, quảng cáo
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp khắc phục hậu quả
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động trợ giúp pháp lý
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hợp tác quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như thế nào về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động quản lý hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp?
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động trọng tài thương mại
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp khắc phục hậu quả
Nguyễn Đăng Huy
520 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp khắc phục hậu quả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp khắc phục hậu quả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào