Quy định về việc phân tích chuyên sâu và giám sát trọng điểm tại trụ sở cơ quan thuế
Phân tích chuyên sâu và giám sát trọng điểm tại trụ sở cơ quan thuế được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định 1215/QĐ-TCT năm 2020, cụ thể như sau:
Tổ kiểm tra thuộc bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện thu thập thông tin, tài liệu, số liệu của người nộp thuế trên hệ thống thông tin ngành thuế như tài liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai, nộp thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính, thông tin thu thập từ bên thứ ba ...
Kết hợp với công tác quản lý thuế trực tiếp trên địa bàn, để thực hiện phân tích chuyên sâu đối với người nộp thuế có rủi ro cao thuộc kế hoạch kiểm tra và giám sát trọng điểm. Cụ thể:
Các nội dung cơ bản phân tích chuyên sâu được thực hiện như sau:
- Phân tích so sánh mức độ điểm rủi ro của người nộp thuế trên Ứng dụng TPR sau khi cập nhật hồ sơ khai thuế mới nhất với điểm rủi ro khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra lần đầu.
- Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, tờ khai thuế.
Trên cơ sở Báo cáo tài chính được khai thác trên ứng dụng Báo cáo tài chính (BCTC) hoặc các ứng dụng tra cứu Báo cáo tài chính (TPH, DW,...) công chức thanh tra - kiểm tra thuế đánh giá, phân tích dựa trên tỷ lệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu theo chiều ngang, cột dọc tại Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. Qua phân tích các chỉ tiêu có tỷ lệ tăng, giảm đột biến để xác định mức độ rủi ro người nộp thuế.
Đối chiếu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu trên các tờ khai thuế của cả năm, tờ khai quyết toán thuế để so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận để phát hiện mức độ rủi ro về thuế.
Đối với thuế GTGT: Sử dụng tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý trên các ứng dụng TMS, DW, eTax và kết quả chấm điểm rủi ro trên ứng dụng TTR tháng/quý để phân tích đối chiếu số liệu xác định mức độ rủi ro về thuế GTGT của người nộp thuế.
Đối với thuế TNCN: sử dụng dữ liệu trên một số ứng dụng ngành thuế đang quản lý như TMS, DW, eTax,... để rà soát đối chiếu những thông tin, tài liệu để xác định nghĩa vụ thuế của các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập nhưng kê khai thiếu, những cá nhân đã tạm kê khai 10% cho từng lần phát sinh thu nhập nhưng quyết toán chưa đầy đủ,...
- Phân tích mức độ tuân thủ nộp thuế, tình hình chấp hành và các vi phạm trong các năm gần nhất:
Sử dụng dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế (TMS, TPH, DW,...) để xác định việc nộp thuế (nợ thuế) của người nộp thuế; việc tuân thủ các nghĩa vụ thuế qua các lần thanh tra, kiểm tra thuế để xác định mức độ rủi ro của người nộp thuế,...
- Phân tích các thông tin thu thập từ bên thứ ba: Đối chiếu dữ liệu thu thập được từ bên thứ ba để phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro của người nộp thuế.
- Kết quả phân tích chuyên sâu để xác định cụ thể nội dung, mức độ rủi ro để tập trung kiểm tra và giám sát trọng điểm.
- Việc kiểm tra và giám sát trọng điểm được thực hiện với các bước như kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, trên cơ sở kết quả phân tích chuyên sâu để yêu cầu giải trình.
- Định kỳ hàng tháng cơ quan thuế các cấp thực hiện gửi kết quả xử lý hồ sơ danh sách doanh nghiệp đã được kiểm tra trọng điểm về Tổng cục Thuế qua việc nhập kết quả vào Ứng dụng TTR.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?