Thời điểm có hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Hiện nay tôi đang gặp khó khăn về việc làm thủ tục sang tên chủ quyền đất như sau, mong trả lời giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn: Ngày 05/01/2012, tôi nhận chuyển nhượng 1 thửa đất (có sổ), đã công chứng và ngay trong ngày hôm đó tôi nộp hồ sơ để nộp thuế tại cơ quan thuế, ngày 22/01/2012, tôi nhận được thông báo nộp thuế và tôi đã nộp thuế và sau đó nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (tôi không muốn nêu tên các cơ quan liên quan ở đây). Tuy nhiên, hai tuần sau, tôi nhận được văn bản trả lời của cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất là ngày 22/01/2012 (ngày công văn đến), văn phòng nhận được quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời không cho sang tên để thực hiện bản án ngày 13/01/2012 của một tòa án nên chưa thể làm thủ tục đăng ký cho tôi. Vậy tôi xin hỏi, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp của cơ quan thi hành án có hiệu lực từ ngày 21/01/2012 hay có hiệu lực từ ngày 22/01/2012. Khi trao đổi với cơ quan thi hành án, tôi cho rằng nó chỉ có giá trị từ ngày 22/01/2012 vì dù cơ quan thi hành án là người ra quyết định nhưng cơ thực hiện biện pháp thi hành án là Văn phòng đăng ký đất, mà ngày 22/01/2012, văn phòng mới nhận được nên văn phòng chỉ có thể thực hiện biện pháp ngăn chặn từ ngày 22/01/2012, nhưng ngày 22/01/2012 tôi cũng đồng thời nộp hồ sơ đăng ký và được văn phòng nhận hồ sơ (và kể từ thời điểm này theo pháp luật thì quyền ở hữu đã chuyển dịch về tôi) nên biện pháp ngăn chặn không thể áp dụng được. Vậy, tôi xin hỏi: 1. Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan thực hiện biện pháp ngăn chặn nhận được hay tu thời điểm nào? Cơ sở pháp luật là như thế nào? 2. Trường hợp như tôi thì có được tiếp tục làm các thủ tục sang tên hay không?

Pháp luật hiện nay không quy định cơ quan thi hành án dân sự được quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời, do đó nội dung ông nêu về biện pháp ngăn chặn là không chính xác.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 66, 67, 68 và Điều 69 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự. Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là quyết định cá biệt và quyết định này có hiệu lực ngay. Do vậy, nếu trường hợp ông nêu là quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có hiệu lực kể từ ngày ban hành 21/01/2012, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm chấp hành.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
157 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào