Có được ủy quyền miệng cho người khác để trích lục hộ tịch?
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền khi đăng ký hộ tịch như sau:
Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Như vậy, trong mọi trường hợp, khi ủy quyền để yêu cầu trích lục hộ tịch đều cần phải được lập thành văn bản. Tùy từng đối tượng được ủy quyền mà văn bản ủy quyền có bắt buộc phải chứng thực hay không.
Trong trường hợp trên, nếu con bạn chưa thực hiện ủy quyền bằng văn bản cho bạn thì bạn sẽ không xin trích lục giấy đăng ký kết hôn cho con bạn được.
Để ủy quyền để xin trích lục hộ tịch giúp, con bạn cần lập văn bản ủy quyền cho bạn (không cần chứng thực). Sau đó, bạn có thể mang giấy ủy quyền đến UBND xã để thực hiện thủ tục xin trích lục giấy đăng ký kết hôn theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?