Quy định về quyền của thành viên bù trừ trong giao dịch chứng khoán phái sinh

Quy định về quyền của thành viên bù trừ trong giao dịch chứng khoán phái sinh? Mong được hỗ trợ.

Theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ trong giao dịch chứng khoán phái sinh, trong đó:

1. Quyền của thành viên bù trừ:

a) Được yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi đặt lệnh; được xác định các mức ký quỹ tùy thuộc vào tính chất, quy mô giao dịch của khách hàng, bảo đảm không thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; được lựa chọn loại chứng khoán để ký quỹ trong danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ; được xác định phương thức và thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoán ký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật;

b) Trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ được quyền:

- Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện, thành viên bù trừ được thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;

- Sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;

c) Được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cho vị thế của chính nhà đầu tư đó theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này; được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để bảo đảm thanh toán, thực hiện thanh toán đối với các vị thế của nhà đầu tư mà mình đứng tên;

d) Thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thay thế cho thành viên bù trừ bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này được nhận tài sản ký quỹ của nhà đầu tư do thành viên bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ chuyển giao để quản lý.

Trân trọng!

Chứng khoán phái sinh
Hỏi đáp mới nhất về Chứng khoán phái sinh
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cung cấp dịch vụ kinh doanh chứng khoán phái sinh
Hỏi đáp pháp luật
Chứng khoán phái sinh bao gồm những loại nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh chứng khoán phái sinh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Đầu tư chứng khoán phái sinh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thế một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện điều gì
Hỏi đáp pháp luật
Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giới hạn lệnh giao dịch một chứng khoán phái sinh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng khoán phái sinh
Thư Viện Pháp Luật
225 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng khoán phái sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào