Sử dụng kích điện kích trộm cá trong ao người khác có bị phạt hành chính về hành vi sử dụng kích điện không?
Tại Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 có quy định:
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.
Tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, có quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:
Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
Như vậy, pháp luật hiện hành nghiêm cấm việc sử dụng kích điện. Nên trường hợp của bạn sử dụng kích điện để kích trộm cá trong ao của gia đình hàng xóm thì vấn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành khi sử dụng kích điện. Bên cạnh đó, hành vi đó còn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm về hành vi trộm cắp tài sản và có thể bị truy cứu TNHS.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?