Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP
Căn cứ Điều 21 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định nội dung trên như sau:
1. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật PPP và Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đàm phán cạnh tranh đối với:
a) Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
b) Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (sau đây gọi là dự án ứng dụng công nghệ mới).
3. Trường hợp dự án PPP xuất hiện các yếu tố cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước hoặc yếu tố đặc biệt cần áp dụng giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường, nội dung quyết định chủ trương đầu tư phải nêu rõ các yếu tố này để quyết định việc khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
4. Trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 của Luật PPP, việc quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP trên phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có dự án báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, đồng thuận về việc đề xuất thực hiện dự án, bao gồm nội dung về tên dự án, quy mô, địa điểm, loại hợp đồng dự án PPP, sơ bộ tổng mức đầu tư, vốn đầu tư của Nhà nước trong dự án PPP và phân chia trách nhiệm chi trả từ nguồn ngân sách của từng địa phương. Căn cứ văn bản đồng thuận của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với bộ quản lý ngành về việc giao một địa phương làm cơ quan có thẩm quyền;
b) Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản này tổ chức chuẩn bị dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đồng thời chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Luật PPP và tên cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Luật PPP;
c) Trường hợp kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương của từng địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh thống nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc phân chia thành các dự án thành phần bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm để từng địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
5. Đối với dự án PPP được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu, quyết định chủ trương đầu tư phải nêu rõ nguồn chi trả chi phí xử lý là dự phòng ngân sách trung ương, địa phương.
6. Thời gian phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 16 của Luật PPP như sau:
a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: không quá 20 ngày;
b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: không quá 15 ngày.
7. Đối với dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công, căn cứ quyết định chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?