Giấy chứng sinh do cơ sở khám bệnh có thẩm quyền cấp nhưng cấp không đúng mẫu thì có thể là căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không?
Giấy chứng sinh do cơ sở khám bệnh có thẩm quyền cấp nhưng cấp không đúng mẫu thì có thể là căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại Điều 28 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định liên quan đến hiệu lực của giấy chứng sinh do cơ sở khám bệnh có thẩm quyền cấp nhưng cấp không đúng mẫu như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Giấy ra viện, Giấy chứng sinh, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Giấy chứng nhận thương tích, Giấy báo tử do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp theo đúng thẩm quyền và quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định trong thời gian kể từ 01 tháng 7 năm 2016 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng cấp không đúng mẫu, ghi không đúng thời gian, không đóng dấu pháp nhân, đóng dấu không đúng chỗ, ký tên không đúng chỗ, không đủ chữ ký thì vẫn có giá trị để làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy chứng sinh đã phát hành trước ngày Thông tư này ban hành được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
Vậy, theo quy định nêu trên, nếu giấy chứng sinh do cơ sở khám bệnh có thẩm quyền cấp và tuân thủ quy chế chuyên môn do Bộ Y tế quy định trong thời gian kể từ 01 tháng 7 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 3 năm 2018 nhưng cấp không đúng mẫu thì vẫn có giá trị dễ làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Giấy chứng sinh do cơ sở khám bệnh có thẩm quyền cấp nhưng cấp không đúng mẫu thì có thể là căn cứ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Giấy chứng sinh được cấp lại trong trường hợp nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng sinh có trách nhiệm cấp lại giấy chứng sinh trong các trường hợp:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy chứng sinh.
Giấy chứng sinh được quy định như thế nào về hình thức và nội dung?
Mẫu và cách ghi giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
Xem chi tiết về Mẫu Giấy chứng sinh Tại đây
Hình thức và nội dung của Giấy chứng sinh tuân thủ theo quy định cụ thể tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.