Muốn được tư vấn về pháp luật về việc mang thai hộ thì đến đâu?
Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý khi mang thai hộ như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải tổ chức tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.
- Trường hợp vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc người mang thai hộ có một trong các Bản xác nhận sau thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ không phải tổ chức tư vấn về lĩnh vực đã có Bản xác nhận:
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn tâm lý làm việc tại cơ sở được cấp giấy phép hoạt động có phạm vi hoạt động chuyên môn tư vấn tâm lý;
+ Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp lý của người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn pháp lý làm việc tại tổ chức có tư cách pháp nhân về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ tổ chức tư vấn về pháp lý.
Tuy nhiên, bạn có thể xin tư vấn về pháp lý tại tổ chức có tư cách pháp nhân về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật về nội dung này (Các luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết ưu điểm, kết quả đạt được trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025?
- Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng trên ứng dụng VNeID chi tiết, đơn giản trong 05 bước?
- Mẫu biên bản cưỡng chế giao tài sản thi hành án dân sự theo Thông tư 04?
- Tổng hợp Luật Kế toán của Việt Nam qua các thời kỳ?