Ký lại hợp đồng lao động sau khi công ty đổi tên có bị tính lại thâm niên làm việc?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đồng thời, Điều 114 Bộ luật này cũng xác định:
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo thông tin anh cung cấp, công ty anh đổi tên công ty nên yêu cầu người lao động ký lại hợp đồng lao động tính theo thời điểm ký hiện tại. Tuy nhiên, về bản chất, từ lần ký hợp đồng lao động trước kia đến lần này, anh vẫn làm việc liên tục cho cùng một người sử dụng lao động chứ không phải 2 công ty khác nhau.
Do vậy, thâm niên làm việc để xác định các quyền lợi của anh theo Bộ luật Lao động 2019 vẫn được áp dụng tính từ lần ký hợp đồng lao động đầu tiên chứ không bị mất do thay đổi tên công ty.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?