Nuôi trai lấy ngọc có phải công việc nặng nhọc nguy hiểm hay không?
Theo như Công văn 2753/LĐTBXH-BHLĐ năm 1995 và Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH thì nghề, công việc nuôi trai lấy ngọc là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do phải làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, thường xuyên phải ngâm mình dưới nước.
Điểm b Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
...
Như vậy, người lao động làm nghề, công việc nuôi trai lấy ngọc sẽ được 14 ngày nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động (nếu làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động).
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?