Quy định về việc ghi lời khai của những người làm chứng vụ tai nạn giao thông

Khi thực hiện việc xử lý vụ tai nạn giao thông. Cho tôi hỏi: Theo quy định thì thì việc ghi lời khai của những người làm chứng vụ tai nạn giao thông được quy định ra sao?

Việc ghi lời khai của những người làm chứng vụ tai nạn giao thông được quy định tại Điều 14 Thông tư 63/2020/TT-BCA, cụ thể như sau:

- Biên bản ghi lời khai của người làm chứng theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người làm chứng; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; nội dung lời khai phải làm rõ những vấn đề sau đây:

+ Mối quan hệ của người làm chứng với các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông;

+ Vị trí, khoảng cách giữa người làm chứng với nơi xảy ra tai nạn giao thông, thời tiết, ánh sáng khi xảy ra tai nạn, do đâu mà họ biết về vụ tai nạn giao thông;

+ Hướng chuyển động của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông (người và phương tiện);

+ Phần đường và tốc độ, thao tác xử lý của người điều khiển phương tiện trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn giao thông;

+ Vị trí của tang vật, phương tiện, người sau khi xảy ra tai nạn giao thông, vị trí đó có bị thay đổi không, nếu có thay đổi, xê dịch do ai làm, vì sao? và thay đổi như thế nào;

+ Trạng thái tâm lý của người gây tai nạn biểu hiện ra bên ngoài (ảnh hưởng của rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, tình trạng sức khoẻ);

+ Các yếu tố khác có liên quan đến vụ tai nạn giao thông mà họ biết, còn ai biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra.

- Khi thấy cần thiết, tổ chức cho người làm chứng thực nghiệm để xác định tính khách quan, xác thực về lời khai.

- Trường hợp chưa thể ghi lời khai của người làm chứng ngay tại hiện trường thì cán bộ Cảnh sát giao thông ghi lời khai phải ghi lại thông tin về nơi thường trú, công tác, học tập, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người làm chứng, sau đó đến nơi ở, nơi làm việc của người làm chứng hoặc mời người đó đến trụ sở Công an để lấy lời khai. Đối với người dưới 18 tuổi, khi lấy lời khai phải mời người giám hộ (cha, mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo, cô giáo) của người đó tham dự và ký tên vào biên bản.

- Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều người làm chứng, phải chọn lọc lời khai của người có đủ căn cứ để xác minh; trường hợp qua xác minh ban đầu xác định không có người làm chứng, cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền.

Trân trọng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
410 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào