Người được ủy quyền chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi được ủy quyền
Theo quy định tại Điều 139, 142, 143 và Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, trong trường hợp ông hỏi, phạm vi ủy quyền cho ông đại diện chỉ là ông đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân quận 2 theo giấy ủy quyền được Văn phòng Công chứng Bến Thành quận 1 xác nhận, mà không bao gồm cả việc ủy quyền tham gia vào quá trình thi hành án. Do đó, ông đem quyết định đến nhận lại tiền tạm ứng án phí (chúng tôi nhận thấy đây là tiền tạm ứng án phí chứ không phải là tiền án phí như ông nêu, vì tiền tạm ứng án phí khác với tiền án phí) thì được cán bộ thi hành án quận 2 giải thích là phải làm giấy ủy quyền lại cho người được ủy quyền tham gia tố tụng nhận lại tiền tạm ứng án phí, chứ người ủy quyền không được trực tiếp nhận tiền tạm ứng án phí là có cơ sở, cán bộ đó có tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện cho ông biết cần phải làm giấy ủy quyền mới theo quy định của pháp luật. Trường hợp ông không có giấy ủy quyền thì ông nên hướng dẫn cho người đã ủy quyền cho ông tham gia tố tụng tại Tòa án đến cơ quan thi hành án để nhận lại tiền tạm ứng án phí, bởi vì khoản tạm ứng tiền án phí này muốn trả lại cho đương sự thì theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, Thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án và thông báo cho đương sự đến nhận số tiền đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?