Có được thực tập phương án chữa cháy trong giờ hành chính?
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 10 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì:
Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết, tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ 20/02/2021) thì:
Phương án chữa cháy của cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
Như vậy, theo các quy định trên, việc tổ chức thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy phải được thực hiện đủ số lần, đảm bảo các điều kiện cần thiết và thực tập đủ tình huống trong phương án chứ không nêu rõ thời gian thực tập cụ thể được tiến hành khi nào. Do vậy, việc thực tập trong hay ngoài giờ hành chính sẽ do người đứng đầu cơ sở linh hoạt sắp xếp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?