Ủy thác trả lại tài sản cho đương sự là không đúng
Điều 57 Luật Thi hành án dân sự về thực hiện ủy thác thi hành án quy định:
1. Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành.
2. Cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác không được trả lại quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác mà phải tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quyết định ủy thác có sự nhầm lẫn, sai sót rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan nhận ủy thác thi hành án, nội dung thi hành án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác về việc nhận được quyết định ủy thác.
Đối chiếu với quy định này thì cơ quan thi hành án dân sự huyện A thụ lý thi hành việc thi hành án chủ động trả lại tài sản cho đương sự là một chiếc điện thoại di động theo như bản án của tòa tuyên. Đây là tài sản tạm giữ hoặc thu giữ có liên quan đến khoản uỷ thác, do đó cơ quan thi hành án dân sự huyện A phải xử lý xong chiếc điện thoại di động theo như bản án của Tòa án tuyên, mà không được ủy thác việc thi hành án này cho cơ quan thi hành án dân sự huyện B. Do vậy, cơ quan thi hành án dân sự huyện B đã gửi trả lại hồ sơ ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự huyện A để cơ quan thi hành án dân sự huyện A xử lý việc thi hành án theo thẩm quyền quy định của pháp luật là có cơ sở.
Trong trường hợp này, căn cứ Điều 126 Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự huyện A ra quyết định trả lại tài sản trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự. Sau khi có quyết định trả lại tài sản, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận tài sản.
Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các Điều 98, 99 và 101 của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự. Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước. Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?