Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn được quy định như thế nào?
Theo Khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về như sau:
Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:
- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng các yêu cầu nào? Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép gì?
- Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam được quy định thế nào? Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán từ công ty nước ngoài được không?
- Học sinh dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý thì ai có trách nhiệm bồi thường?
- Trường hợp nào giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bị đề nghị miễn nhiệm?
- Nhiệm vụ và quyền hạn Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam trong cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội là gì?