Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, các sách giáo khoa và tài liệu liên quan do Hội đồng cung cấp; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng;
- Có văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến, nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa;
- Trường hợp không thể tham gia họp Hội đồng phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng, gửi văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa cho Chủ tịch Hội đồng trước thời điểm tổ chức cuộc họp; ý kiến bằng văn bản về việc lựa chọn sách giáo khoa của Ủy viên Hội đồng vắng mặt được tính vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa trong lần bỏ phiếu thứ nhất của Hội đồng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?