Theo quy định mới của Bộ y tế, bản sao của tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể sử dụng trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động tương tự như bản chính?
- Bản sao của tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể sử dụng thay thế bản chính tóm tắt hồ sơ bệnh án trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động không?
- Người bệnh điều trị lưu trú tại trạm y tế xã có được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án không?
- Hình thức và nội dung của tóm tắt hồ sơ bệnh án được quy định như thế nào?
Bản sao của tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể sử dụng thay thế bản chính tóm tắt hồ sơ bệnh án trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động không?
Theo quy định hiện hành tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy đinh về các thành phần của hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
...
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Có thể thấy, với quy định hiện nay, trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động chỉ quy định được phép sử dụng bản chính của giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Tuy nhiên, với quy định mới nhất của Bộ y tế tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
...
d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
Theo đó, với quy định mới thì trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Vậy, bản sao hợp lệ của tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể sử dụng tương tự hoặc thay thế cho bản chính tóm tắt hồ sơ bệnh án trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động.
Bản sao của tóm tắt hồ sơ bệnh án có thể sử dụng thay thế bản chính tóm tắt hồ sơ bệnh án trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động không? (Hình từ Internet)
Người bệnh điều trị lưu trú tại trạm y tế xã có được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án không?
Theo Điều 17 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về việc cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án như sau:
Cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án
1. Thẩm quyền cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú.
2. Mẫu và cách ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp người bệnh được lưu tại Trạm y tế xã theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên tịch Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế thì được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này.
Theo quy định nêu trên, người bệnh điều trị lưu trú tại trạm y tế xã vẫn sẽ được cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án khi kết thúc điều trị, theo dõi tại Trạm y tế. Và trạm y tế xã là cơ quan cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án trong trường hợp này.
Hình thức và nội dung của tóm tắt hồ sơ bệnh án được quy định như thế nào?
Mẫu và cách ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:
Xem chi tiết về Mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án: Tại đây.
Theo đó, mẫu và cách ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.
*Lưu ý: Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ khám giám định lần đầu có thể đặt câu hỏi tại đây.