Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo tình hình sử dụng lao động theo mẫu nào?
Khoản 3 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/02/2021) quy định về trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 6 và hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không thể báo cáo tình hình sử dụng lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định này thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình sử dụng lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ sử dụng Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Mẫu số 02/PLI - Phụ lục I
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/ THÀNH PHỐ… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./…. |
…, ngày … tháng … năm …. |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Kính gửi (1): …………………………………..
STT |
Người sử dụng lao động |
Tổng số lao động |
Vị trí việc làm (2) |
Loại và hiệu lực hợp đồng lao động |
Ghi chú |
||||||||
Tổng |
Lao động nữ |
Lao động trên 35 tuổi |
Số lao động tham gia BHXH bắt buộc |
Nhà quản lý |
Chuyên môn kỹ thuật bậc cao |
Chuyên môn kỹ thuật bậc trung |
Khác |
Số lao động tham gia HĐLĐ không xác định thời hạn |
Số lao động tham gia HĐLĐ xác định thời hạn |
Số lao động tham gia HĐLĐ khác (dưới 1 tháng, thử việc) |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
1 |
Doanh nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Cơ quan, tổ chức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIÁM ĐỐC |
Ghi chú:
(1) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(2) Vị trí việc làm phân loại theo:
- Cột (7) Nhà quản lý: Nhóm này bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp và trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương tới cấp xã;
- Cột (8) Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công nghệ thông tin và truyền thông, luật pháp, văn hóa, xã hội;
- Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ bậc trung (cao đẳng, trung cấp) về các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, kinh doanh và quản lý, luật pháp, văn hóa, xã hội, thông tin và truyền thông, giáo viên, giáo dục, công nghệ thông tin.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?