Mối quan hệ, trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các bộ, ngành
Căn cứ Điều 8 Nghị định 89/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm, mối quan hệ giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các bộ, ngành như sau:
1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Kiến nghị thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đối với Bộ Y tế:
a) Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế;
b) Tham gia xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh; giá dịch vụ y tế, danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế;
c) Kiến nghị thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
đ) Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm y tế.
3. Đối với Bộ Tài chính:
a) Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và cơ chế tài chính áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
b) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
c) Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?