Có phải chỉ có Thư ký Tòa án mới được cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử?
Căn cứ Điều 16 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-TANDTC năm 2018 có quy định:
Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được cử đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 04 năm trở lên.
2. Có trình độ cử nhân Luật hệ chính quy (đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo thì Thủ trưởng đơn vị căn cứ điều kiện cụ thể báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định).
3. Thời gian công tác còn lại ít nhất 7 năm tính từ ngày được cử đi học.
4. Có ít nhất 3 năm liền kề năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.
5. Đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn và là nguồn để dự thi tuyển chọn Thẩm phán.
Theo quy định này thì không chỉ có Thư ký Tòa án được cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử, bên cạnh đó, Thẩm tra viên khi đáp ứng điều kiện quy định thì cũng có cơ hội được cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử.
Thẩm tra viên, Thư ký Toà án phải đáp ứng các điều kiện trên thì mới được cử đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?