Có phải dùng dấu phẩy để phân cách tên địa chỉ phường, quận trên hóa đơn GTGT?
Căn cứ quy định về cách viết tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” tại Điểm b Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì:
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Theo quy định này, địa chỉ của người bán và người mua phải được viết đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Quy định trên không bắt buộc khi viết tên phường, quận phải sử dụng dấu phẩy để phân cách giữa hai thông tin này. Do vậy, doanh nghiệp có thể tự linh hoạt để viết sao cho phù hợp, chỉ cần đáp ứng điều kiện đầy đủ, chính xác và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Anh căn cứ quy định để thực hiện đúng khi ghi thông tin trên hóa đơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hóa đơn giá trị gia tăng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?