-
Hợp đồng lao động
-
Cho thuê lại lao động
-
Hợp đồng cho thuê lại lao động
-
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
-
Thời hạn cho thuê lại lao động
-
Đơn xin nghỉ việc
-
Đơn xin việc
-
Công đoàn
-
Tuổi nghỉ hưu
-
Chấm dứt hợp đồng lao động
-
Tranh chấp lao động
-
Kỷ luật lao động
-
Hợp đồng lao động vô hiệu
-
Thời giờ làm việc
-
Giao kết hợp đồng lao động
-
Tiền lương
-
Thời giờ nghỉ ngơi
-
Người sử dụng lao động
-
Thực hiện hợp đồng lao động
-
Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt
-
Người lao động

Vốn pháp định khi cho thuê lại lao động
1. Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng.
Doanh nghiệp cho thuê phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.
2. Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
b) Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam, nơi doanh nghiệp gửi vốn góp bằng tiền về mức vốn được gửi;
c) Đối với số vốn góp bằng tài sản phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
3. Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 10.000.000.000 đồng trở lên;
b) Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên;
c) Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
Các văn bản trên phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(Điều 6, Nghị định 55/2013/NĐ-CP)
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

Thư Viện Pháp Luật
- Hồ sơ gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế bao gồm giấy tờ nào?
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định, điều kiện nào để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế?
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 bắt buộc học những môn học nào?
- Bộ Giao thông Vận tải tăng cường tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023?
- Giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên nhưng tự xin nghỉ, sau đó tuyển dụng vào trường mới thì có tính tiếp thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?