Nội dung của đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng
Khoản 3 Điều 17 Thông tư 14/2020/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định về việc chuẩn bị giám định đối với trường hợp trưng cầu Ngân hàng Nhà nước giám định:
Theo đó, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc lập đề cương giám định, trong đó tối thiểu có các nội dung cơ bản sau:
- Xác định và thu thập các quy chuẩn chuyên môn dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định;
- Xác định máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;
- Xây dựng chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định, chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị, chi phí vật tư tiêu hao, chi phí sử dụng dịch vụ, các chi phí khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định và gửi, thông báo cho người trưng cầu giám định;
- Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;
- Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?