Hình thức xử phạt của hành vi để phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm bám buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình được quy định như thế nào?
Khoản 4 Điều 36 Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 quy định về chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa: Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
Điều 21 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 05 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám buộc vào phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm khi đang hành trình;
b) Để phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm bám buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình;
c) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa;
d) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;
đ) Không chấp hành các quy định khi đi qua cầu, cống, âu tàu hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông;
e) Không phát tín hiệu của phương tiện theo quy định khi ra, vào cảng, bến thủy nội địa, hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp;
g) Neo đậu phương tiện ở những nơi cấm neo đậu, không thực hiện đúng các quy định về neo đậu phương tiện hoặc neo đậu phương tiện gây cản trở giao thông;
h) Không phát tín hiệu theo quy định trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa hoặc vị trí neo đậu phương tiện;
i) Neo đậu phương tiện để bốc xếp hàng hóa, đón trả hành khách ở nơi không phải vùng nước của cảng, bến thủy nội địa đã được công bố, cấp giấy phép hoạt động.
Đối chiếu với quy định trên, chị Hoa đã lén buộc thuyền của mình với công suất máy 8CV, chở 12 khách vào thuyền chở 16 khách của bác Quang hàng xóm chạy qua để tiết kiệm dầu là không đúng với Khoản 4 Điều 36 Luật giao thông đường thủy nội địa và Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP. Hành vi này sẽ bị xử phạt phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?