Có đất ở tại 2 tỉnh có được làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất?
Khoản 1 Điều 7 Thông tư 76/2014/TT-BTC thì:
Việc xác định diện tích đất trong hạn mức phải đảm bảo nguyên tắc mỗi hộ gia đình (bao gồm cả hộ gia đình hình thành do tách hộ theo quy định của pháp luật), cá nhân chỉ được xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở một lần và trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hộ gia đình, cá nhân đó được cộng dồn diện tích đất của các thửa đất để xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở nhưng tổng diện tích đất lựa chọn không vượt quá hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở tại địa phương nơi lựa chọn đầu tiên.
Theo quy định này, mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được xác định diện tích đất trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở một lần và trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối chiếu với trường hợp của anh đã được xác định đủ diện tích trong hạn mức đất ở tại tỉnh X để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất thì khi anh có thửa đất khác tại tỉnh Y được nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở sẽ không được áp dụng xác định đất trong hạn mức để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất nữa.
Theo đó, diện tích đất ở của anh tại tỉnh Y được xác định là vượt hạn mức và tính tiền sử dụng đất theo quy định dành cho diện tích đất ở vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?