Mức xử phạt đối với hành vi vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt, không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác quy định như thế nào?
Điều 42 Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 quy định phương tiện vượt nhau được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;
b) Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;
c) Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.
Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 05 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh nhau hoặc vượt nhau;
b) Vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt;
c) Vượt phương tiện khác nơi có báo hiệu cấm vượt, phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại, nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp, nơi có báo hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế, khi đi qua khoang thông thuyền, âu tàu;
d) Lạm dụng quyền được nhường đường, quyền ưu tiên gây nguy hiểm hoặc trở ngại cho các phương tiện khác;
đ) Không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác theo quy định;
e) Bám, buộc vào phương tiện khác hoặc cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình để bốc xếp hàng hóa.
Trong trường hợp này, do gia đình có việc gấp lại đủ điều kiện an toàn anh Hùng đã phát âm hiệu xin vượt và lặp lại nhiều lần nhưng thuyền của anh Khán đã không vẫn không giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định. Anh Hùng đã tăng tốc thuyền của mình vượt thuyền anh Khán khi chưa nhận được âm hiệu điều động theo quy định, khiến cho thuyền chở hàng của anh Khán tròng trành. Như vậy, trong trường hợp này cả anh Hùng và Anh Khán đã vi phạm Điều 42 Luật giao thông đường thủy nội địa và điểm b, điểm đ Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 132/2015/NĐ-CP, theo đó mức phạt của hành vi này là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?