Hướng dẫn dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế từng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo Điều 13 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP (Có hiệu lực từ 01/12/2020) thì việc dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra tùy thuộc vào từng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể, từng trường hợp cụ thể và được thực hiện như sau:
- Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử đề nghị người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra. Trường hợp hỏi ý kiến của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Nghị quyết này thì đề nghị họ dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra;
- Dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra phải được lập thành văn bản, trong đó cần nêu rõ các khoản thiệt hại và mức thiệt hại có thể xảy ra, các căn cứ, cơ sở của việc dự kiến và tạm tính đó; nếu tại phiên tòa thì không phải lập thành văn bản nhưng phải ghi vào biên bản phiên tòa;
- Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử xem xét các dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra, căn cứ vào các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá và buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện biện pháp bảo đảm.
Ví dụ: Anh A đang chiếm giữ một chiếc xe ôtô tải, anh B cho rằng chiếc xe đó thuộc sở hữu của hai người (A và B). Anh B cho rằng anh A có ý định bán chiếc xe ôtô đó nên đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp là chiếc xe ôtô tải. Sau khi anh A dự kiến, tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng (nếu sau này Tòa án quyết định chiếc xe ôtô đó thuộc quyền sở hữu của anh A), việc ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải tùy từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp anh B có căn cứ cho rằng anh A bán chiếc xe ôtô đó (có bản sao hợp đồng mua bán) thì căn cứ vào hợp đồng mua bán, các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán để ấn định. Giả sử trong hợp đồng có tiền đặt cọc mà quá hạn không giao ôtô thì bên mua không mua, bên bán phải trả cho bên mua tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng tiền đặt cọc; nếu ôtô bị kê biên vẫn giao cho anh A quản lý, sử dụng thì thiệt hại thực tế có thể xảy ra chỉ là khoản tiền bằng tiền đặt cọc; nếu ôtô bị kê biên được giao cho người thứ ba bảo quản thì thiệt hại thực tế có thể xảy ra còn bao gồm tiền trả thù lao, thanh toán chi phí bảo quản cho người bảo quản và thiệt hại do không khai thác công dụng ôtô.
Trường hợp anh B chỉ có các thông tin là anh A đang muốn bán ôtô và ôtô bị kê biên được giao cho người thứ ba quản lý thì thiệt hại thực tế có thể xảy ra bao gồm tiền trả thù lao, thanh toán chi phí bảo quản cho người bảo quản và thiệt hại do không khai thác công dụng ôtô; nếu ôtô bị kê biên vẫn giao cho anh A quản lý, sử dụng thì có thể không có thiệt hại thực tế xảy ra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?